Tầm Quan trọng của Phong Thủy trong Kiến trúc
Trong ngôn ngữ tạo hình Kiến trúc, sự phối hợp giữa các mảng đối lập tạo nên tính thẩm mỹ công trình (về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu). Trong cân bằng có yếu tố cân bằng động và cân bằng tĩnh. Để có được sự cân bằng này thì việc điều chỉnh các mảng đối lập nhau như mảng đặc đối với mảng rỗng, phần gồ ghề với phần phẳng nhẵn, phần có kính đối với phần còn lại, diện tích sân vườn và diện tích công trình phải tìm được sự hài hoà nghĩa là đạt được những tỷ lệ chuẩn mực.
Những yếu tố cần về sự hài hoà trong kiến trúc hiện đại trên đây cũng chính là quan niệm của Phong thuỷ với khái niệm hài hoà Âm Dương và tính tương sinh của Ngũ hành.
Quan niệm của Phong thuỷ cho rằng: khi dòng khí vận động không có sự hỗn loạn. Tức là sự bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất, hoặc cấu trúc bên trong ngôi nhà không bị chồng chéo, phức tạp thì công trình đó sẽ ổn định lâu dài. Hay nói cách khác một công trình không hợp lý về mặt công năng, thì qua quá trình sử sụng sẽ phải cải tạo lại.
Trong kiến trúc hiện đại ngày nay, có một bộ môn nghiên cứu mà về cách thức vận hành và ứng dụng cũng có những điểm tương đồng với các phương pháp ứng dụng trong Phong thuỷ cổ truyền. Có thể kể đến môn Vật lý kiến trúc. Vật lý Kiến trúc khi nghiên cứu sự phân bổ của gió tự nhiên trong phòng thì đưa ra những quy luật là không tạo các cửa đối nhau, kể cả khi cửa sổ đối diện với cửa phòng. Lý do là khi các cửa đối nhau này hình thành thì dễ tạo các luồng gió xuyên phòng đột ngột không có lợi cho người ở. Còn khi lưu thông không khí trong phòng kém, dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn yếm khí hoạt động, điều này không tốt cho sức khoẻ con người.
Trong Phong thủy cũng vậy, sự vận hành của dòng khí rất được coi trọng và cũng không chấp nhận sự đối môn. Giả dụ như, nếu gặp ba cửa liên tiếp thì các phong thuỷ gia kinh nghiệm sẽ lập tức chuyển cửa thứ ba sang một bên, hoặc sử dụng bình phong để thay đổi sự vận hành của dòng khí theo quan niệm Phong thuỷ. Đó chính là những điểm tương đồng của cấu trúc hình thể trong Phong thuỷ với Vật lý kiến trúc, đồng thời cũng lý giải tại sao Phong thủy lại Quan trọng trong Thiết kế Kiến trúc.
Phong thủy theo Dương trạch khi Thiết kế Kiến trúc
Xây nhà là 1 trong 3 việc quan trọng nhất trong cuộc đời, bên cạnh lập gia đình và lựa chọn sự nghiệp. Người ta tin rằng ngôi nhà hợp phong thủy sẽ đem lại cho mình nhiều may mắn trong cuộc sống, gia đình hay công việc.
Dù nhiều người cho rằng bản thân không duy tâm, tuy nhiên ít nhiều khi chuẩn bị xây nhà, một việc trọng đại cả đời thì đa số vẫn chú trọng đến phong thủy trong xây dựng.
Các chuyên gia phong thủy sẽ cùng Kiến trúc sư khảo sát và đưa ra cơ sở cho việc thiết kế kiến trúc nhằm tận dụng và phát huy lợi thế, ưu điểm; cũng như hạn chế, khắc phục, triệt tiêu những yếu tố bất lợi, gây hại cho ngôi nhà:
– Các không gian, bộ phận kiến trúc.
– Hướng đất, nhà: đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của phong thuỷ và luôn là câu hỏi đầu tiên của chủ nhân đối với thầy phong thuỷ. Hướng tốt hay xấu, hướng hợp hay không hợp (mệnh, tuổi chủ nhân) nhiều khi quyết định tới giải pháp quy hoạch – kiến trúc, thậm chí là cả kế hoạch dự án.
– Cổng, cửa: Cổng và cửa chính là những nơi quan trọng, là bộ mặt của công trình, là lối ra vào thường xuyên, liên quan đến sinh hoạt và tất nhiên là những nơi cần xem xét. Hệ thống cửa (cửa đi, cửa sổ) còn được coi là nơi dẫn khí trong công trình.
– Cầu thang: Về cấu trúc không gian, cầu thang được coi là xương sống của ngôi nhà. Ở mặt khác, cầu thang được coi là hình tượng thanh long, lại là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ theo dịch học
– Bếp: nằm trong “chuỗi hệ thống” môn – táo – chủ. Không gian bếp và vị trí, hướng bếp nấu rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và cả tín ngưỡng. Bếp là nơi chứa yếu tố “hoả” của ngũ hành.
– Phòng ngủ và phòng làm việc: là những không gian được mọi người cho là liên quan tới sức khoẻ, hạnh phúc gia đình, sự thuận lợi trong công việc, làm ăn; thành đạt trong học tập, công danh sự nghiệp của người sử dụng.
– Phòng thờ, ban thờ: đây là không gian truyền thống gắn liền với văn hoá, phong tục, tín ngưỡng. Có thể có rất nhiều không gian mà chủ nhà không quan tâm tới vấn đề phong thuỷ nhưng phòng thờ, bàn thờ nhất thiết phải được xem xét thật kỹ lưỡng
Xem mệnh gia chủ
Tam hợp, tứ hành xung
Hướng nhà theo gia chủ
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.